Hệ sinh thái Edmod Vietnam:
Tư vấn hướng nghiệp
Đào tạo
Tuyển dụng

Định hướng nghề nghiệp sớm: Rút ngắn con đường tới thành công

Theo báo cáo nghiên cứu của Trường Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành trung bình là 21,43%. Kết quả này đặt ra một bài toán về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh toàn quốc.

Định hướng nghề nghiệp là gì?

Định hướng nghề nghiệp là những công việc giúp học sinh lựa chọn và xác định được nghề nghiệp mong muốn và phù hợp trong tương lai. Đây là một quá trình kết hợp 2 yếu tố: nội lực và ngoại lực.

Về yếu tố nội lực, học sinh cần hiểu rõ bản thân qua việc xác định:

  • Sở thích: Bạn thích làm gì? Bạn có hứng thú với lĩnh vực nào?
  • Năng lực: Bạn có điểm mạnh gì? Bạn giỏi môn học nào?
  • Giá trị cốt lõi: Bạn coi trọng điều gì trong cuộc sống? Bạn muốn làm việc trong môi trường như thế nào?

Yếu tố ngoại lực cung cấp cho học sinh thông tin về: 

  • Nhu cầu thị trường lao động: Ngành nghề nào đang thiếu hụt nhân lực? Ngành nghề nào có tiềm năng phát triển?
  • Mức lương: Ngành nghề nào có mức lương cao? Ngành nghề nào có chế độ đãi ngộ tốt?
  • Cơ hội thăng tiến: Ngành nghề nào có nhiều cơ hội thăng tiến? Ngành nghề nào có môi trường làm việc tốt?

03 lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh

2.1. Giúp học sinh nhận thức đúng về bản thân

Hoạt động định hướng nghề nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh khám phá bản thân và định hình tương lai. Thông qua các hoạt động này, các em có cơ hội:

  • Khám phá đam mê và sở thích: Qua các bài test tính cách, trò chơi hướng nghiệp, hay gặp gỡ với các chuyên gia, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó xác định được những lĩnh vực mà mình thực sự yêu thích và muốn theo đuổi.
  • Nhận thức điểm mạnh, điểm yếu và giá trị cốt lõi: Việc đánh giá năng lực bản thân giúp học sinh hiểu rõ mình có khả năng gì, cần phát triển những gì và những giá trị nào mà mình muốn hướng đến trong công việc.
  • Lựa chọn ngành nghề phù hợp: Với sự hiểu biết về bản thân và thị trường lao động, học sinh sẽ có cơ sở để đưa ra lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt, tránh tình trạng “chọn đại” hay chọn nghề theo số đông.

2.2. Giúp học sinh có thời gian chuẩn bị từ sớm - vượt qua “bẫy” lựa chọn sai lầm

Trước đây, việc lựa chọn ngành nghề thường diễn ra khá muộn, khi học sinh đã lên lớp 12 và cần điền phiếu đăng ký nguyện vọng. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế:

  • Thiếu thời gian: Học sinh không có đủ thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng về các ngành nghề, dẫn đến lựa chọn thiếu sáng suốt.
  • Lựa chọn sai lầm: Chọn ngành không phù hợp với sở thích, năng lực, dẫn đến việc đổi ngành, làm trái ngành sau này.

Theo Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Minh, Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhân lực và Thị trường Lao động, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững, lớp 9 là giai đoạn quan trọng để học sinh bắt đầu định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Việc định hướng sớm mang lại nhiều lợi ích cho các em:

  • Thời gian: Học sinh có nhiều thời gian để nghiên cứu, trải nghiệm, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.
  • Lựa chọn sáng suốt: Hiểu rõ bản thân, thị trường lao động để chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực.
  • Tránh lãng phí: Tránh tình trạng đổi ngành, làm trái ngành, gây lãng phí thời gian, tiền bạc.

2.3. Giúp học sinh có mục tiêu rõ ràng, cụ thể để phấn đấu 

Đối với nhiều học sinh, đặc biệt là các em ở bậc THPT, việc lựa chọn con đường tương lai luôn ẩn chứa nhiều băn khoăn và lo lắng. Và việc được định hướng sớm giúp các em:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng: Hiểu rõ bản thân muốn gì, phù hợp với ngành nghề nào, từ đó đặt ra mục tiêu cụ thể để theo đuổi.
  • Tránh lãng phí thời gian và công sức: Tập trung học tập và phát triển theo đúng hướng, hạn chế tình trạng "chọn sai", phải chuyển hướng hay thi lại.
  • Dễ dàng xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả: Lựa chọn tổ hợp, khối học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp, từ đó xây dựng lộ trình học tập rõ ràng.

04 yếu tố quan trọng giúp định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho học sinh

3.1. Chọn lọc lời khuyên phù hợp với bản thân

Bước ngoặt chọn ngành nghề là một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi học sinh. Lúc này, các em sẽ nhận được vô số lời khuyên từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè,... Tuy nhiên, không phải lời khuyên nào cũng phù hợp với bản thân. Việc chọn lọc lời khuyên phù hợp là chìa khóa giúp các em đưa ra định hướng đúng đắn cho tương lai. Hãy tự đặt cho bản thân những câu hỏi: Ai đưa ra lời khuyên này? Họ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn liên quan đến vấn đề của bạn không? Lời khuyên dựa trên những giả định nào? Những câu hỏi này giúp bạn xác định được sự tin cậy của nguồn tin và tránh được những lời khuyên sai lầm hoặc không thực tế. Hãy lắng nghe nhưng đừng phụ thuộc!

3.2. Tìm hiểu về các ngành nghề

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Việc tìm hiểu kỹ về các ngành nghề sẽ giúp học sinh nắm được các thông tin quan trọng, cụ thể như nhu cầu thị trường, cơ hội việc làm, cơ hội phát triển, kỹ năng cần thiết khi làm việc trong nghề, các trường nào có thế mạnh đào tạo tốt lĩnh vực đó,... Học sinh có thể tìm hiểu thông tin về ngành nghề qua các bài viết, bài báo, những buổi hướng nghiệp hay từ những anh chị làm trong ngành. Từ đó, học sinh có cơ hội khám phá vai trò và nhiệm vụ cần thực hiện trong mỗi ngành, giúp các em có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình nghề nghiệp tương lai.

3.3. Phân tích SWOT bản thân

Phân tích SWOT là một công cụ hữu ích giúp học sinh hiểu rõ bản thân và đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp. Việc phân tích SWOT bao gồm đánh giá:

  • Điểm mạnh (Strengths): Khả năng, tố chất, kiến thức, kỹ năng nào mà bạn nổi trội?
  • Điểm yếu (Weaknesses): Hạn chế, điểm yếu nào bạn cần cải thiện?
  • Cơ hội (Opportunities): Những yếu tố thuận lợi bên ngoài mà bạn có thể tận dụng?
  • Thách thức (Threats): Những yếu tố cản trở bên ngoài mà bạn cần lưu ý?

Kết hợp phân tích SWOT với việc tìm hiểu các ngành nghề, học sinh sẽ:

  • So sánh sở thích, đam mê và thế mạnh của bản thân với yêu cầu của ngành nghề.
  • Đánh giá mức độ phù hợp giữa bản thân và ngành nghề.
  • Xác định những điểm cần phát triển để đáp ứng yêu cầu của ngành nghề.
  • Lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và tiềm năng của bản thân.

3.4. Thực hiện bài trắc nghiệm tính cách

Bài trắc nghiệm tính cách là một công cụ có tính chất tham khảo, giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Việc thực hiện bài trắc nghiệm tính cách sớm giúp học sinh xác định những đặc điểm tính cách nổi bật (hướng nội/ hướng ngoại, trực giác/ cảm nhận, suy nghĩ/cảm xúc,...), Một số bài trắc nghiệm tính cách phổ biến như:

- Trắc nghiệm tính cách MBTI: đây là bài trắc nghiệm giúp các em học sinh khám phá bản thân là người hướng nội hay hướng ngoại dựa vào 16 loại hình tính cách khác nhau.

- Mô hình DISC: giúp các em học sinh tìm hiểu về bản thân dựa trên 4 đặc điểm: thủ lĩnh, tạo ảnh hưởng, kiên định, tuân thủ.

Còn bài trắc nghiệm nghề nghiệp giúp học sinh hiểu được sở thích, năng lực và giá trị của bản thân để xác định được ngành nghề nào phù hợp với tính cách của bản thân. Bài trắc nghiệm nghề nghiệp có thể đem tới cho học sinh một vài gợi ý ngành nghề phù hợp. 

Học sinh có thể tham khảo bộ công cụ hướng nghiệp Edmod được các chuyên gia với hơn 15 năm kinh nghiệm xây dựng dựa trên mô hình lý thuyết Holland Codes nổi tiếng (sử dụng rộng rãi tại Hà Lan, Mỹ, Đức, Thụy Điển,...). Mô hình này giúp các em đo lường sở thích, đánh giá khả năng của bản thân và đưa ra những tư vấn về thiên hướng nghề nghiệp. Đặc biệt, bộ công cụ hướng nghiệp Edmod có nhiều phiên bản trắc nghiệm khác nhau dành riêng cho từng cấp (THCS, THPT, Đại học) giúp đánh giá khách quan và chính xác theo từng thời điểm.

Trái nghiệm bài test trắc nghiệm nghề nghiệp miễn phí TẠI ĐÂY >> https://edmod.vn/freetrai-nghiem-test-nghe-nghiep/ <<

Chắc chắn về lựa chọn, sẽ có cách thành công: Học hỏi kiến thức chuyên ngành

Sau quá trình tự đánh giá bản thân, tìm hiểu thông tin về các ngành nghề và trải nghiệm thực tế và đã chọn được định hướng nghề nghiệp, học sinh nên tham gia các khóa học để bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết cho ngành nghề mình quan tâm. 

Trước tiên, hãy tham gia các khóa học online miễn phí trên mạng để tìm hiểu thêm về ngành nghề trong quá trình hướng nghiệp. Đây là những khóa học được thiết kế mang sự linh hoạt và tiện lợi cho học sinh, cho phép học tập mọi lúc mọi nơi với đa dạng lựa chọn về chủ đề và nội dung. Những kiến thức sơ bộ về ngành nghề, hình dung cụ thể hơn về nghề nghiệp trong tương lai… sẽ là những trải nghiệm hữu ích giúp học sinh có cơ sở đưa ra lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Chúc các em đều tìm ra công việc phù hợp với bản thân!

Nếu cần được hướng dẫn và tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn hướng nghiệp của Edmod qua số điện thoại: 0836881088 hoặc email: thefuturejob@edmod.vn, Edmod luôn đồng hành cùng các em để kiến tạo sự nghiệp.