Đại học Quốc gia Hà Nội công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh năm 2024
Ngày 19/5, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải đã ký ban hành văn bản số 1753/ĐA-ĐHQGHN về Đề án tuyển sinh đại học năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo đó, năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội có 12 đơn vị tuyển sinh đại học chính quy với 14.945 chỉ tiêu cho 143 ngành/chương trình đào tạo.
Trong đó bao gồm 150 chỉ tiêu dự kiến cho 3 ngành mới sẽ tuyển sinh năm nay, cụ thể: Ngành Sinh dược học của Trường ĐHKHTN, ngành Công nghệ thực phẩm và sức khỏe, ngành Kỹ thuật cơ điện tử của Trường ĐHVN. Nhà trường cũng sẽ cập nhật thông tin 3 ngành mới ngay sau khi có Quyết định giao nhiệm vụ đào tạo.
Tóm tắt
Phương thức tuyển sinh
a) Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học, người nước ngoài xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Quy chế, Quy định đặc thù của ĐHQGHN;
b) Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (ngưỡng đầu vào) do ĐHQGHN quy định;
c) Thí sinh có kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên;
d) Xét tuyển theo các phương thức khác:
- Thí sinh có kết quả thi ĐGNL của ĐHQG TP.Hồ Chí Minh đạt tối thiểu 750/1200 điểm trở lên;
- Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level) có kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt tối thiểu 60/100 điểm (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);
- Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt tối thiểu 1100/1600 điểm trở lên. Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh cần khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT);
- Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt tối thiểu 22/36 điểm trở lên;
- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS tối thiểu 5.5 điểm hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (Phụ lục 1) hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác (Phụ lục 2) và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn) đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh.
- Thí sinh là người Việt Nam đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương ở nước ngoài có kết quả học tập 3 môn học bậc THPT theo tổ hợp môn xét tuyển tương ứng của ngành học kết hợp với kiểm tra kiến thức chuyên môn và năng lực Tiếng Việt hoặc năng lực ngoại ngữ (tùy theo yêu cầu của ngành học để xét tuyển) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN.
Ngoài các phương thức tuyển sinh trên, một số đơn vị có ngành/chương trình đào tạo/lĩnh vực đặc thù có phương thức tuyển sinh riêng (thi năng khiếu hoặc phỏng vấn kết hợp với kết quả học tập cấp THPT/kết quả thi tốt nghiệp THPT/kết quả thi ĐGNL/chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ ngoại ngữ VSTEP) được công bố cụ thể trong Đề án tuyển sinh thành phần của các đơn vị (sau đây gọi tắt là Đề án thành phần).
Phụ lục I Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10
Phụ lục II. Các chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh ĐHCQ tại ĐHQGHN
(*) Chứng chỉ ngoại ngữ phải đủ 4 kỹ năng, trừ các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tiếng Anh có 3 kĩ năng được công nhận là TOPIK (tiếng Hàn), JLPT (tiếng Nhật), TCF (Tiếng Pháp); điểm tối thiểu từng kỹ năng là 5 điểm (theo thang điểm 10); các đơn vị xây dựng thang quy đổi điểm cho các chứng chỉ ngoại ngữ khác (trừ tiếng Anh) trong tổ hợp xét tuyển tương ứng với bảng quy đổi điểm chứng chỉ tại Phụ lục I;
- Ngoài ra, các đơn vị có thể sử dụng Danh mục các chứng chỉ ngoại ngữ được quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành để quy đổi điểm như 01 môn trong tổ hợp xét tuyển (áp dụng cho phương thức 100); ĐHQGHN không chấp nhận các chứng chỉ ngoại ngữ thi online./
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học của ĐHQGHN
Năm 2024, ĐHQGHN có 13 đơn vị tuyển sinh đại học chính quy với 18.000 chỉ tiêu cho 150 ngành/chương trình đào tạo, thông tin chi tiết về chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành,theo từng phương thức, mã ngành/nhóm ngành, mã phương thức xét tuyển, tên phương thức xét tuyển, tổ hợp môn xét tuyển được trình bày chi tiết trong Đề án thành phần.
Ghi chú: (*) Các chương trình đào tạo thí điểm.
(**) Chương trình đào tạo chất lượng cao; thí sinh tham khảo mức học phí và điều kiện phụ về điểm môn ngoại ngữ của từng ngành/chương trình đào tạo quy định chi tiết trong đề án thành phần; (***) Các ngành đào tạo xét tuyển theo chỉ tiêu từng tổ hợp (ngành Luật – hệ chuẩn của Trường ĐHL và tất cả các chương trình đào tạo của Trường ĐHKHXHNV, thông tin chi tiết xem tại đề án thành phần;
(****) CTĐT liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng và/hoặc đồng cấp bằng.
Bảng tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2024 của ĐHQGHN
(Phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT - mã 100)
*Lưu ý: Các bài thi/môn thi Vẽ do Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật tổ chức.
- Mã tổ hợp môn các phương thức xét tuyển khác, mã phương thức xem trong Đề án thành phần.
Ngưỡng đầu vào
a) Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: ĐHQGHN sẽ có thông báo cụ thể trên trang thông tin điện tử sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến công bố trước ngày 21/7/2024).
b) Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên (một số ngành khối sức khỏe: Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học ngưỡng đầu vào đạt tối thiểu 100 điểm); Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức đạt tối thiểu 750/1200 điểm trở lên;
c) Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt tối thiểu 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);
d) Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi SAT là 1100/1600;
đ) Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36;
e) Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh là người Việt Nam đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương ở nước ngoài phải có kết quả học tập 3 môn học bậc THPT theo tổ hợp môn xét tuyển tương ứng của ngành để học (điểm các môn học xét tuyển tương đương với yêu cầu xét tuyển thí sinh có chứng chỉ A-Level) kết hợp với kiểm tra kiến thức chuyên môn và năng lực Tiếng Việt hoặc năng lực ngoại ngữ (tùy theo yêu cầu của ngành học để xét tuyển) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN.
g) Ngưỡng đầu vào đối với xét tuyển kết hợp: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS tối thiểu 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác quy định tại Quy chế tuyển sinh của ĐHQGHN và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2024 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn); Đối với ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe (Y khoa, Dược học, Răng – Hàm - Mặt) và các ngành đào tạo có cạnh tranh cao ưu tiên xét tuyển những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IETLS từ 6.5 trở lên kết hợp với các môn chuyên môn (điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển phải đạt tối thiểu 16 điểm). Các tiêu chí cụ thể khác, điều kiện tối thiểu để đăng ký dự tuyển vào từng ngành được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của các đơn vị.
Ngoài ra, một số đơn vị có ngành/chương trình đào tạo, lĩnh vực đặc thù có phương thức tuyển sinh riêng (thi năng khiếu hoặc phỏng vấn kết hợp với kết quả học tập THPT/kết quả thi tốt nghiệp THPT/kết quả thi ĐGNL/chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ ngoại ngữ - VSTEP), ngưỡng đầu vào được quy định chi tiết trong Đề án thành phần.
Các chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ tiếng Anh VSTEP, kết quả thi ĐGNL phải còn hạn sử dụng tính đến ngày thí sinh đăng ký xét tuyển (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi).
Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào các ngành của trường được quy định cụ thể trong Đề án thành phần.
Ngoài ra, có một số nội dung khác thí sinh cần lưu ý, cụ thể:
- Đối với các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 hoặc từ các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng ngành, chương trình đào tạo (chỉ tiêu, tiêu chí, quy trình xét tuyển chị tiết trong Đề án tuyển sinh của đơn vị); thí sinh có nguyện vọng theo học các chương trình đào tạo này phải đạt điểm trúng tuyển vào ngành/chương trình đào tạo tương ứng theo tổ hợp xét tuyển và phải đáp ứng điều kiện ngoại ngữ đầu vào theo quy định tại Đề án thành phần
- Điểm đăng ký dự tuyển vào các chương trình đào tạo này do các đơn vị quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào ngành/chương trình đào tạo chuẩn tương ứng;
- Đối với các đơn vị tuyển sinh theo nhóm ngành, việc phân ngành được quy định chi tiết trong Đề án thành phần;
- Tiêu chí phụ xét tuyển của từng ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo (nếu có) được quy định tại các đề án thành phần.
Tổ chức tuyển sinh
Thời gian xét tuyển (đợt 1) thực hiện theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh của ĐHQGHN, chi tiết được cập nhật trong Đề án thành phần, Thông báo tuyển sinh của đơn vị đăng công khai trên trang thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và của các đơn vị đào tạo.
Thời gian xét tuyển đợt 2 (nếu còn chỉ tiêu): Sẽ được thông báo trên trang thông tin điện tử của ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo.
Thông tin cụ thể về thời gian, quy trình đăng ký xét tuyển được thông báo trên trang thông tin điện tử của ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo, chi tiết tại link sau:
Nguyên tắc xét tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 4 và khoản 3 Điều 16 Quy chế tuyển sinh đại học chính quy tại ĐHQGHN.
Một số mốc thời gian quan trọng:
- Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh về đơn vị đào tạo: trước 17h00 ngày 30/6/2024;
- Thí sinh trúng tuyển thẳng xác nhận nhập học trên Hệ thống của Bộ GD&ĐT từ ngày 22-31/7/2024;
- Thí sinh có nhu cầu xét tuyển sớm nộp hồ sơ, minh chứng theo quy định của đơn vị đào tạo để có căn cứ xét tuyển;
- Thí sinh xét tuyển vào các ngành có sử dụng điểm năng khiếu, sơ tuyển, điểm thi ĐGNL, chứng chỉ ngoại ngữ, các chứng chỉ quốc tế khác (SAT, ACT, A-Level…) thực hiện theo thời gian quy định của đơn vị đào tạo (chi tiết tại Đề án thành phần).
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp chưa có tài khoản đăng ký xét tuyển trên Hệ thống nộp Phiếu đăng ký thông tin cá nhân (Phụ lục V, Công văn số 1957/BGDĐT-GDĐH ngày 26/4/2024 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn tuyển sinh đại học năm 2024 và nộp tại điểm tiếp nhận (theo quy định của các Sở GD&ĐT) để được cấp tài khoản trên Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung: từ ngày 01-20/7/2024;
- Thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống chung của Bộ GD&ĐT (không giới hạn số lần) trong thời gian quy định (kể cả thí sinh xét tuyển sớm và đã được công bố trúng tuyển có điều kiện vẫn tiếp tục phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống) từ ngày 18-30/7/2024;
- Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến từ ngày 31/7/2024 đến 17h00 ngày 06/8/2024 theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT;
- Thông báo thí sinh trúng tuyển (đợt 1): dự kiến trước 17h00 ngày 19/8/2024;
- Thí sinh xác nhận nhập học trực tuvến (đợt 1) trên Hệ thống của Bộ GD&ĐT: trước 17h00 ngày 27/8/2024;
- Thí sinh trúng tuyển (đợt 1) nhập học trước 17h00 ngày 27/8/2024 (thời gian cụ thể theo thông báo của các đơn vị đào tạo).
8. Chính sách ưu tiên
8.1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển
thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh, Hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Quy định đặc thù, Quy chế tuyển sinh của ĐHQGHN.
8.2. Học sinh THPT tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; trong đội tuyển quốc gia dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; đoạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào bậc đại học của ĐHQGHN theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
8.3. Học sinh THPT trên toàn quốc:
8.3.1. Được ưu tiên xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN nếu tốt nghiệp THPT, có lực học Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Đạt giải chính thức trong các kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN;
b) Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập bậc THPT đạt từ 8,5 trở lên;
c) Đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển hoặc môn đạt giải phù hợp với ngành đào tạo và điểm trung bình chung học tập bậc THPT đạt từ 8,5 trở lên.
8.3.2. Được xem xét tuyển thẳng vào các ngành Khoa học cơ bản, ngành phù hợp của ĐHQGHN phù hợp với môn thi nếu tốt nghiệp THPT, có lực học Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và đáp ứng tiêu chí a, c Mục 8.3.1
Thí sinh đạt giải trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả khi đăng ký xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN.
8.3.3. Ngoài Mục 8.2, Mục 8.3, học sinh THPT hệ chuyên thuộc ĐHQGHN và hệ chuyên/lớp chuyên của các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường THPT trọng điểm quốc gia được xét tuyển thẳng vào bậc đại học tại ĐHQGHN theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải nếu tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Đạt giải chính thức trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;
b) Đạt giải chính thức trong các kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN;
c) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;
8.4. Ngoài Mục 8.2, Mục 8.3 học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN được ưu tiên xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT, có học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Đạt giải chính thức trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;
b) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;
c) Có kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 90 điểm (thang điểm 150);
Các tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập, thứ tự ưu tiên xét tuyển thẳng theo kết quả cuộc thi, giải thưởng thí sinh đạt được và các tiêu chí phụ khác (nếu có) được quy định trong Đề án thành phần.
8.5. Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển nếu đạt ngưỡng đầu vào của ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo; thí sinh diện ưu tiên xét tuyển phải có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt ngưỡng đầu vào của ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo trong năm tuyển sinh (mức điểm xét tuyển cụ thể và các tiêu chí phụ do đơn vị quy định trong Đề án thành phần).
Đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chí, quy trình xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của các ngành/chương trình đào tạo được quy định cụ thể trong Đề án thành phần
Theo: Cổng thông tin điện tử Chính phủ